Cửa Nhom Cửa Kính

So sánh Ford Focus cũ và Ford Ranger cũ: xe nào đáng tiền hơn?

So sánh Ford Ranger và Ford Focus So sánh về thiết kế Ấn tượng đầu tiên khi tiếp cận xe Ford Ranger chính là sự hầm hố. Ranger sở hữu thiết kế rắn chắc đầy nam tính với dàn đèn pha cỡ lớn, mặt ca-lăng 3 thanh ngang cùng những đường nét vuông vức mạnh mẽ. Thiết kế mạnh mẽ của Ford Ranger Trong khi đó Ford Focus thuộc phân khúc xe nhỏ, phù hợp với người tiêu dùng trẻ

So sánh Ford Ranger và Ford Focus

  1. So sánh về thiết kế

Ấn tượng đầu tiên khi tiếp cận xe Ford Ranger chính là sự hầm hố. Ranger sở hữu thiết kế rắn chắc đầy nam tính với dàn đèn pha cỡ lớn, mặt ca-lăng 3 thanh ngang cùng những đường nét vuông vức mạnh mẽ.

Thiết kế mạnh mẽ của Ford Ranger

Trong khi đó Ford Focus thuộc phân khúc xe nhỏ, phù hợp với người tiêu dùng trẻ tuổi, năng động. Mẫu xe cỡ nhỏ này sở hữu những nét đột phá về mặt thiết kế với phong cách thể thao và đậm cá tính. Ford Focus thuộc dòng xe compact với hai phong cách thiết kế thân xe là hatchback bốn cửa và sedan.

Thiết kế gọn nhẹ của Ford Focus

  1. So sánh về nội thất

Bước vào nội thất xe Ford Ranger, nhiều người ít nhiều giật mình bởi mức độ tiện nghi trong xe ngang ngửa, thậm chí còn hơn khá nhiều dòng sedan hạng trung. Dù có không gian nội thất có phần nhỏ hơn một số đối thủ nhưng cách bố trí hợp lý khiến người lái cũng như hành khách vẫn cảm thấy thoải mái. Tuy vậy, hàng ghế sau vẫn còn khá thẳng khiến người ngồi sẽ khó tránh khỏi đôi chút mệt mỏi khi đi đường trường.

Trong khi đó, nội thất của Ford Focus gây ấn tượng khá tốt với người tiêu dùng nhờ sử dụng chất liệu cao cấp và bố trí hợp lý. Ford Focus có ưu điểm vượt trội là khả năng cách âm tốt nhờ việc sử dụng thảm trải sản, cửa kính dày và tăng cường khả năng cách âm ở khoang động cơ. Thêm vào đó, hệ thống MyFord Touch tiếp tục được cải tiến và phát triển mang lại những trải nghiệm tốt cho người dùng.

>> Xem thêm: Có nên mua Xe FORD FOCUS cũ?

  1. So sánh khả năng vận hành

Ford Focus vẫn sử dụng động cơ 4 xi-lanh tiêu chuẩn và tùy chọn hai hộp số. Bộ tăng áp động cơ EcoBoost chỉ có 3 xi-lanh được trang bị mới nhằm tạo nên sự kết hợp đặc biệt và hiệu quả cho người dùng. Bộ tăng áp động cơ này thay thế cho có gói tùy chọn SFE trước đây và hứa hẹn sẽ trở thành người tiên phong trong lĩnh vực tiết kiệm nhiên liệu.

Ford Focus sở hữu hệ dẫn động cầu trước với động cơ 4 xi-panh, dung tích 2.0 lít cho ra công suất lên đến 160 mã lực và mô-men xoắn cực đại ở 146 lb-ft. Các mẫu xe S và SE đều được trang bị hộp số sàn năm cấp tiêu chuẩn trong khi hộp số sàn sáu cấp vẫn là tùy chọn có sẵn nếu người dùng muốn sử dụng.

Trên đường cao tốc, Ranger không mang tới cảm giác dính ghế nhưng bù lại là sự mạnh mẽ và chắc chắn. Chạm ngưỡng tốc độ quy định 100km/h, xe còn dư rất nhiều lực và mang tới cảm giác đầm chắc. Khả năng cách âm khá ổn khi âm thanh dội gầm và từ động cơ là không đáng kể.

Tùy vào sở thích của bạn chọn xe bán tải hay sedan vì 2 dòng xe này của Ford đều đáng tiền để sở hữu.

Những lợi ích khi chọn mua xe ôtô cũ

Mua ô tô cũ là một trong những xu hướng đang phát triển rất nhanh ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu sử dụng một chiếc xe có thể đi lại, che nắng che mưa bắt đầu trở thành một nhu cầu thiết yếu.

Xe Ford Ranger cũ cần bán

  1.  Tránh được nhiều khoản thuế, phí 

Cùng với đó lượng xe ôtô bán ra trong vài năm trở lại đây tăng cũng rất nhanh, vòng đời sử dụng một chiếc ôtô cũng ngắn lại vì thế xu hướng tất yếu thị trường ô tô cũ cũng phát triển mạnh.

  1. Khấu hao thấp hơn xe mới

Trong 3 năm đầu tiên, xe ôtô sẽ khấu hao nhanh nhất, có thể tới 10% giá trị xe mỗi năm, nhưng sau đó tỉ lệ này sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 5%. Nếu mua một chiếc xe ô tô cũ, sau vài năm bán lại vẫn còn được giá và cũng không bị lỗ nhiều.

Khi mua 1 chiếc xe mới, xe sẽ bị giảm giá trị ngay khi rời showroom, trong khi đó 1 chiếc xe ô tô cũ thì không có chuyện đó, nếu may mắn có thể sinh lời khi mua đi bán lại 1 chiếc xe ô tô cũ.

  1. Đa dạng chủng loại lựa chọn

Người dùng sẽ thoải mái trong vấn đề lựa chọn xe hơn với một mức ngân sách hạn chế. Sẽ có rất nhiều hãng và dòng xe để chọn lựa với nhiều kiểu dáng khác nhau như Kia Morning đời từ 2014, Chevrolet Captiva khoảng 2007-2009, Honda Civic 2007-2010… Khi mua một chiếc xe mới, chắc chắn người dùng sẽ phải tính toán, đắn đo rất nhiều sao cho với mức ngân sách hạn chế, eo hẹp, chọn được xe hợp lý và đúng sở thích, hãng yêu thích là điều không dễ dàng.

Khi mua xe hơi cũ, người tiêu dùng được nhiều nhưng cũng mất không ít. Chẳng hạn như bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ mua phải xe kém chất lượng, không được thoải mái lựa chọn các tính năng mới, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa cao. Do đó, bạn phải cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ càng để mua được chiếc xe tốt và ưng ý. Chính vì thế, nên chọn địa chỉ uy tín và có chế độ sau bán hàng tốt.

>> Xem thêm: Xe Ford Ranger

8 bước bảo dưỡng ô tô đúng cách

Duy trì xe trong tình trạng hoạt động tốt, sáng bóng luôn là cách hiệu quả để đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và một ngày nào đó sẽ bán được với mức giá tốt hơn. Tuy nhiên, mỗi chiếc xe được cấu thành từ ít nhất 30.000 bộ phận khiến bạn không biết đầu là trọng tâm cần chú ý mỗi lần bảo dưỡng.

8 bước bảo dưỡng ô tô đúng cách

Kinh nghiệm "chẩn đoán", bảo trì và bảo dưỡng hộp số tự động cho xe ô tô Các chi tiết nhỏ thường bị lãng quên trong việc bảo dưỡng xe ô tô  Những lưu ý không thể bỏ qua khi mua ô tô cũ Những lưu ý khi sử dụng ô tô trong mùa nắng nóng

Hãy chú ý đến những bước dưới đây, chiếc xe của bạn sẽ được chăm sóc đúng cách:

Bước 1: Lên kế hoạch

Trước khi đem xe đến trung tâm bảo dưỡng, hãy tìm kiếm thông tin và liệt kê ra những bộ phận nào cần được kiểm tra để tránh thiếu sót. Trong đó, kiểm tra lốp, phanh, động cơ và dầu nhớt là 4 bước quan trọng nhất trong quá trình bảo dưỡng xe, đồng thời cần thực hiện định kỳ để chiếc xe của bạn vận hành ổn định.

Bước 2: Kiểm tra lốp

Lốp xe đóng vai trò rất quan trọng giúp cho chuyến đi đảm bảo an toàn và êm ái. Khi lốp không đủ căng, bị mòn hoặc gãy nứt có thể khiến xe ì ạch, tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn và thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng.

Do đó, hãy kiểm tra lốp thường xuyên, thay lốp đúng thời gian và bơm áp suất đúng như quy định của nhà sản xuất, như vậy bạn giảm thiểu được nguy cơ xảy ra tai nạn cũng như tăng hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu hơn. Thông thường, nếu không có trường hợp hư hỏng bất thường, bạn nên thay lốp khi đã đi được khoảng 50.000km. 

Bước 3: Kiểm tra dầu

Dầu nhớt được ví như “máu” trong cơ thể giúp cho chiếc xe của bạn vận hành trơn tru và không gây tiếng ồn. Để kiểm tra dầu, bạn có thể chạy xe trong vài phút cho mấy ấm rồi tắt động cơ, sau đó dùng que thăm dầu để kiểm tra mực dầu, có thể thay hoặc châm thêm nếu mực dầu thấp.

Thực tế, việc kiểm tra lượng dầu nhớt nên được thực hiện khoảng 1 tuần 1 lần, và tiến hành thay dầu lọc nhớt sau khi đi khoảng 10.000km. Ngoài ra, nếu xe thường xuyên chạy trong đường thành phố đông đúc hoặc trong môi trường nhiều bụi bẩn, bạn có thể thay dầu nhớt sau mỗi 5.000km.

Bước 4: Cửa, kính chắn gió, cần gạt nước

Hãy chắc chắn rằng tất cả các cửa sổ, gương, kín chắn gió trên xe luôn sạch sẽ và không bị hỏng. Chỉ một lỗ hổng hoặc vết nứt trên kính chắn gió cũng đủ gây nguy hiểm cho người lái và hành khác phía trước.

Chính vì thế, hãy định kỳ kiểm tra tất cả hệ thống cửa, kính để phát hiện các vết nứt và thay thế bất kỳ bộ phận nào bị hư hỏng càng sớm càng tốt. Thay thế cần gạt nước mỗi năm một lần trước mùa mưa. Khi lau chùi, có thể sử dụng các dung dịch tẩy rửa thông thường cũng có tác dụng tốt.

Bước 5: Dây an toàn, phanh, động cơ

Hệ thống phanh trên xe hơi hiện đại cần được thay thế định kỳ để duy trì hiệu quả phanh tối ưu. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ vấn đề gì với hệ thống phanh, hãy đưa xe đến trung tâm bảo dưỡng/sửa chữa để khắc phục ngay lập tức. Nếu bộ phận này bị lỗi, cả chiếc xe lẫn hành khách trong xe đều đang gặp phải nguy hiểm.

Nếu dây an toàn bị vấy bẩn, không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh bởi có thể làm mài mòn dây đeo. Luôn giữ dây an toàn sạch sẽ để đảm bảo độ chắc chắn và không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ bên trong xe. Đồng thời, đây là bộ phận không thể sửa chữa nên khi nhận thấy dây bị mòn, rách hoặc hư hỏng, cách tốt nhất là thay thế.

Kiểm tra ắc quy mỗi tháng một lần để xem “trái tim” của chiếc xe có còn hoạt động tốt không và độ sạch sẽ của các cực điện. Đặc biệt, tại những vùng có thời tiết nóng ấm như Việt Nam, bạn nên xem xét lại toàn bộ hệ thống nạp điện bao gồm các cực, bộ chỉnh điện thế, dây đai và cáp nối hàng năm. Trong trường hợp phải thay ắc quy, đừng quên kiểm tra tổng thể nguồn điện để đảm bảo cả hệ thống vẫn hoạt động tốt.

Bước 6: Nội thất

Làm sạch và hút bụi nội thất khi cần thiết. Tuy không phải là một công việc quá phức tạp, nhưng quá trình chăm sóc cho không gian nội thất phụ thuộc rất nhiều vào chính chủ nhân chiếc xe. Khi thực hiện, phải tiến hành các bước theo một cách khoa học kết hợp sử dụng những dụng cụ và hóa chất chuyên dụng để không làm hư hỏng các bộ phận bên trong.

Ngoài ra, sau khi vệ sinh sạch sẽ nội thất, bạn nên tiến hành khử mùi cho không gian trong lành suốt hành trình. Bạn có thể thêm sáp thơm dành riêng cho xe hơi, vừa dễ sử dụng, giá thành phải chăng mà vẫn lưu giữ được hương thơm lâu mà không kích ứng da người trong xe.

Bước 7: Nước làm mát

Một chiếc xe không thể hoạt động ổn định và bền bỉ nếu thiếu nước làm mát. Điều này không khó lý giải bởi khi xe hoạt động thì nhiệt lượng do động cơ sinh ra rất lớn, nếu không có nước làm mát thì dưới tác động của nhiệt độ, các chi tiết kim loại bên trong động cơ sẽ giãn nở.

Hãy mở nắp khoang động cơ và kiểm tra mực nước làm mát. Thông thường, bạn nên sục két nước và bổ sung nước làm mát ít nhất 2 năm một lần. Nếu nhìn thấy có vũng nước nhỏ dưới xe khi đỗ một lúc, điều này có nghĩa là xe bị rò rỉ nước làm mát, bạn cần đưa xe đến trung tâm để kiểm tra và sửa chữa.

Bước 8: Hệ thống đèn

Cuối cùng là kiểm tra độ sáng của hệ thống đèn, bao gồm đèn pha trước, đèn hậu, đèn phanh và các loại đèn tín hiệu khác. Tất cả đều cần được thử nghiệm độ sáng, độ chiếu xa, đặc biệt là đen pha bởi nếu bị lệch có thể gây mất tập trung và nguy hại đến quá trình điều khiển.

Trường hợp cần thay bóng đèn, nên cẩn thận tháo gỡ, lắp vào và kiểm tra hoạt động của bóng đèn sau khi quá trình sửa chữa hoàn thành. Nếu thay thế bóng đèn không đúng quy trình có thể làm chập mạch hoặc hoạt động không chính xác, dẫn đến những tình huống nguy hiểm. Cẩn thận hơn, bạn nên thay bóng đèn 2 năm một lần để đảm bảo an toàn cho mỗi chuyến đi.

Tham khảo mua bán xe Ford nhanh chóng, được giá ở đâu?

Tham khảo đầy đủ các giá xe Ford từ cộng đồng mua bán chuyên nghiệp tại Muabannhanh.com - Để cập nhật các dòng xe Ford giá rẻ, chất lượng, xem ngay: Xe Ford.

Nguồn: https://oto.muabannhanh.com/so-sanh-ford-focus-cu-va-ford-ranger-cu-xe-nao-dang-tien-hon/378