Cửa Nhom Cửa Kính

Khái niệm kính cường lực của cửa nhôm cửa kính

Kính cường lực là kính được tôi ở nhiệt độ khoảng 700 độ C và cho nguội nhanh bằng khí để tạo sức căng bề mặt, tăng khả năng chịu lực, chống lực va đập, chịu tải trọng lớn và chống vỡ do ứng suất nhiệt. Kính cường lực có đặc điểm: - Chịu lực gấp 4-5 lần so với kính nổi thông thường cùng loại, cùng độ dày và kích thước. - Khi bị tác động gây vỡ, kính vỡ thành

Kính cường lực là kính được tôi ở nhiệt độ khoảng 700 độ C và cho nguội nhanh bằng khí để tạo sức căng bề mặt, tăng khả năng chịu lực, chống lực va đập, chịu tải trọng lớn và chống vỡ do ứng suất nhiệt.

Kính cường lực có đặc điểm:

- Chịu lực gấp 4-5 lần so với kính nổi thông thường cùng loại, cùng độ dày và kích thước.

- Khi bị tác động gây vỡ, kính vỡ thành nhiều mảnh vụn nhỏ riêng biệt không có những cạnh sắc như kính thông thường nên không gây nguy hiểm cho người sử dụng.

- Chịu được độ sốc nhiệt rất cao, chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt và lõi trên 200 độ C trong khi kính thường chênh lệch nhiệt độ cho phép không quá 50 độ C.

Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa kính thông thường và kính cường lực là độ cứng (hay còn gọi là ứng suất bề mặt). Kính thường khi vỡ ra sẽ sắc nhọn và nguy hiểm. Nhưng kính cường lực khi vỡ ra sẽ "vụn như ngô", do đó hạn chế tối đa tính sát thương của kính

Tính chịu lực của kính cường lực

- Một cách trực quan, thì kính cường lực cứng đến nỗi nếu bạn cầm chày (không phải búa sắt nhé) đập vào bề mặt kính có độ dày 12mm-19mm thì gần như không thể vỡ.

- Về hình ảnh, qua thử nghiệm 2 người (tổng trọng lượng khoảng 130 kg) đứng lên 1 tấm kính dày chỉ 6mm.

- Về mặt kỹ thuật: Ứng suất bề mặt của kính cường lực 12mm là trên 81 Mpa (tức là >810 Bar).

Để tiện so sánh, chắc bạn biết rõ áp suất của lốp sau xe máy là 2,5 Bar (thường gọi là 2,5 kg). Trong khi đó ứng suất bề mặt của kính cường lực 12mm lên đến 810 Bar (gấp hơn 300 lần) từ cửa nhôm cửa kính.

Tiêu chuẩn lựa chọn kính cường lực:

- Đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản của TCVN 7455:2004 về ứng suất bề mặt, số mảnh vỡ, dung sai độ dày, độ phẳng...

- Kính không bị sóng khi nhìn nghiêng

- Kính không bị biến dạng và khúc xạ bị thay đổi tạo ra màu cầu vồng trên bề mặt tấm kính.

Thiết kế nội thất kính cường lực

Đặc điểm và tính năng của kính cường lực

- Độ chịu lực

Kính cường lực có khả năng tạo hình thành những khối cong thẩm mỹ trong quá trình gia nhiệt giúp ứng dụng của kính trong kiến trúc và gia dụng trở nên phổ biến hơn rất nhiều.

- Độ bền

Kính cường lực có độ bền khá cao, nó có tính chịu lực cao gấp 4-5 lần so với kính nổi thường cùng loại và cùng độ dày. Độ bền này do ứng suất lên bề mặt kính được ép lại, làm cho các mạch liên kết cực nhỏ kết hợp với nhau tạo thành liên kết vững chắc hơn giúp cho kính chịu được dư chấn lớn và va đập mạnh.

- Độ chịu nhiệt

Kính cường lực có khả năng chịu suất nhiệt rất tốt. Cụ thể nó có khả năng chịu được những thay đổi nhanh chóng về nhiệt độ cao gấp 3 lần so với kính thường. Kính thường là vật liệu giòn bị vỡ ngay cả khi áp lực căng kéo thấp nhất. Áp lực căng kéo tác động lên bề mặt có thể do tấm kính bị uốn cong hay do thay đổi nhiệt độ. Sự thay đổi nhiệt độ khoảng 40-50 oC đủ để làm kính thường vỡ. Nhưng với kính cường lực nó có thể chịu được sự thay đổi đột ngột lên đến 150oC mà ko bị vỡ. Điều này là hết sức quan trọng đối với kính kiến trúc dùng ở mặt tiền, đặc biệt là ở các khu mắt cửa.

- Độ an toàn

Một tính năng rất quan trọng của kính cường lực đó là sự an toàn. Nếu kính thường bị vỡ thường tạo ra những mảnh vỡ to và sắc, có nguy cơ gây sát thương thì kính cường lực bị vỡ lại tạo thành những mảnh tròn nhỏ riêng biệt, cạnh ko sắc, ko nhọn, do đó ko có khả năng gây sát thương co con người và làm hỏng đồ đạc. Ngoài ra, kính còn có khả năng thoát hiểm cho con người trong các tòa nhà đẹp khi xẩy ra hỏa hoạn. Vì vậy rõ ràng quá trình tôi cường lực là thực sự cần thiết để đảm bảo an toàn, tăng các đặc tính cơ học cho kính kiến trúc và kính nội thất.

Nội thất kính cường lực

- Độ xuyên sáng

Chất liệu kính cường lực còn lấy sáng tốt cùng với những giải pháp cộng thêm kính có thể cách âm, cách nhiệt, phản nhiệt, làm giảm bức xạ nhiệt từ ánh sáng mặt trời, giảm khoảng 50% nhiệt lượng thất thoát.

Với những tính năng ưu việt như thế, phần lớn kính kiến trúc trong các công trình xây dựng, trang trí là kính cường lực. Cụ thể kính cường lực được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng như là cửa đẩy, cửa sổ, lan can cầu thang, buồng tắm đứng, cửa xe, mặt bàn, và trang trí nội thất. Tuy nhiên tùy mục đích sử dụng, kính cường lực lại phát huy khả năng của mình ở những mức độ khác nhau, cũng như cần lưu ý khác nhau.

Cách vệ sinh cửa kính đơn giản

1. Amoniac

Bạn có thể lau nhanh các vết bẩn, mảng bám hay dấu tay dính trên kính cửa sổ bằng dung dịch amoniac. Pha dung dịch tẩy rửa với tỷ lệ 1 chén amoniac và 3 chén nước. Dùng khăn mềm nhúng thấm ướt dung dịch để lau, cửa kính nhà bạn sẽ hoàn toàn sạch bóng!

2. Bột bắp

Bạn có thể tự mình điều chế một hỗn hợp lau chùi cửa kính hiệu quả với thành phần chính là bột bắp. Hãy trộn đều 2 muỗng canh bột bắp trong khoảng 3-4 lít nước ấm, cùng với 1/2 chén amoniac và 1/2 chén giấm trắng. Cho hộn hợp nước lau vào một bình có đầu xịt, súc đều mỗi lần dùng và xịt vào khăn cotton hay khăn giấy rồi lau sạch mặt kính.

3. Nước xả quần áo

Bạn có biết các loại nước xả vải cũng rất tiện dụng khi lau chùi cửa kính, mặt bàn thủy tinh, gương kính nhà tắm và những bề mặt bóng khác? Pha dung dịch với tỷ lệ 1 phần nước xả và 4 phần nước, cho vào bình đựng có đầu xịt. Dùng khăn sạch cho một ít dung dịch lau vào mặt khăn để lau sạch mặt kính. Lưu ý, không nên dùng khăn bông.

4. Nước rửa sơn móng tay

Loại nước rửa sơn móng tay có tác dụng rất tốt đối với mặt kính bị bám bẩn hay có những vết ố vàng mà nước thường không thể lau sạch. Trong trường hợp này, bạn hãy nhỏ vài giọt a-xê-ton vào vết bẩn và lau ngay bằng khăn giấy khô.

5. Giấy báo

Dùng khăn bông hay giấy cuộn rất tốn kém nhưng chưa chắc có thể lau sạch cửa kính, thậm chí khăn bông còn để lại những sợi lông trên mặt kính. Thay vì vậy, một tờ báo cũ vo tròn thấm nước lại có thể lau sạch hoàn toàn các vết bẩn.