Cửa Nhom Cửa Kính

Những điều cần biết khi lắp cửa kính cường lực cho nhà ở

Cửa kính cường lực là xu hướng phổ biến trong xây dựng với cả nhà ở và văn phòng, xí nghiệp…  Với mẫu mã đa dạng, bạn có thể dễ dàng lựa chọn một cửa kính cường lực phù hợp với không gian nhà ở của mình. Nhưng trước khi đi đến quyết định lắp đặt và sử dụng kính cường lực cho ngôi nhà của gia đình mình, dưới đây là những điều bạn cần phải biết.


Với nhiều ưu nhược điểm của kính cường lực, loại kính này ngày càng được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng trong những công trình của mình.

1.  Kính cường lực có khoan, mài… được không?

Đây là thắc mắc của rất nhiều khách hàng bởi trong cuộc sống có nhiều tình huống sau khi đã lắp cửa kính xong họ lại cần khoan, mài… kính để phục vụ mục đích riêng nào đó.  Để trả lời câu hỏi này, trước hết bạn phải biết về quy trình sản xuất kình cường lực.

Từ tấm kính trắng thông thường, những người thợ làm kính sẽ cắt nhỏ và mài cạnh, khoan lỗ, ghép keo… tái chế lại kích thước cho từng sản phẩm kính theo đơn đặt hàng của khách (độ dày, chiều cao…). Khi tấm kính đã hoàn thiện, họ sẽ cho vào lò nung nhiệt độ (hay còn gọi với thuật ngữ “Cường Lực”) trong thời gian bao lâu tùy vào độ dày của tấm kính .Nhiệt độ lò nung được điều chỉnh theo chuẩn châu Âu, khoảng từ 700 – 1000 độ C. Sau đó kính được chuyển sang lò làm nguội, lúc này độ bền kính cường lực có thể gấp  5 - 6 lần kính thường có cùng độ dày, chịu được sốc nhiệt cao.  Cuối cùng kính cường lực được chuyển tới lắp vào ngôi nhà của khách hàng.

Như vậy, sau khi gia công nhiệt để tạo độ bền, kính cường lực không thể gia công mài , khoan, cắt, thay đổi kích thước… được nữa. Cho nên mọi biện pháp gia công bạn phải làm trước khi đưa kính vào lò tôi (Gia công nhiệt) vì một miếng kính thừa thiếu diện tích đều không thể sử dụng được.

2.  Cách phân biệt kính cường lực và kính chưa cường lực

Kính cường lực và kính chưa cường lực nhìn bằng mắt thường có thể bạn sẽ không phân biệt được. Để không rơi vào những tình huống bị động (như thợ lắp kính chưa cường lực cho nhà bạn) bạn hãy nhớ những cách phân biệt dưới đây.

Cách 1: Với những kính đã cường lực có xuất xứ rõ ràng, trên góc mỗi tâm kính  nhìn đều có in tem của nhà sản xuất. Bạn hãy tìm tem đó.

Cách 2: Kính cường lực  khi vỡ thì tan nát thành  hạt nhỏ như hạt lựu, khi đã vỡ một góc là sẽ vỡ nguyên cả  tấm kính (gọi là hiện tượng vỡ tự nhiên). Còn kính chưa cường lực khi có sự cố sẽ vỡ theo đường thẳng, rất nguy hiểm cho người sử dụng. Tuy nhiên cách này rất khó để áp dụng.

3.  Lắp đặt kính cường lực cần quan tâm tới yếu tố nào?

Những yếu tố bạn cần quan tâm là:

-  Phụ kiện lắp kính an toàn: Khi lắp cửa kính cường lực cho gia đình, nhất là những gia đình đông người đi lại và có trẻ nhỏ thì bạn nên chú trọng tới phụ kiện cửa kính sao cho phù hợp nhất với công năng sử dụng của gia đình mình, đồng thời đảm bảo được sự an toàn trong sinh hoạt hàng ngày. Phụ kiện rất quan trọng với kính cường lực bởi toàn bộ bằng kính cường lực sẽ được liên kết, ăn khớp với nhau bằng các phụ kiện chuyên dụng cho từng mẫu thiết kế. Ví dụ như: bản lề kính, kẹp kính, kẹp góc… sẽ được bắt vào kính để treo kính , xoay kính khi sử dụng , vì thế phụ kiện tốt nhất thì cửa kính ngồi nhà sẽ không lo bị xệ, không khớp.

-  Tải trọng của cánh cửa kính: Bạn phải tính toán được với diện tích nhà mình để biết cửa kính cần có tải trọng bao nhiêu là phù hợp ăn ý.  Vì nếu tải trọng kính thấp thì rơi vào tình trạng quá tải khiến độ bền cửa kính không cao, nếu thừa tải trọng quá nhiều sẽ khó khăn cho cửa kính khi đóng mở mà lại, đồng thời gây lãng phí lớn về kinh tế.

-  Độ trong suốt cửa kính cường lực: Tùy theo sở thích của từng người. Nếu bạn  muốn lấy nhiều ánh sáng và để cho nhà thêm thoáng rộng hơn thì nên giữ nguyên kính trơn trong suốt, còn nếu bạn muốn sự kín đáo hơn thì có thể làm cửa kính mờ đi một khoảng giữa ngang tầm mắt.

3.  Nhà ở nên lắp loại kính cường lực nào?

Cửa kính cường lực hiện nay có hai loại thông dụng nhất cho nhà ở là loại mở trượt và mở quay.

Với không gian rộng cho phép bạn có thể mở được cửa quay ra hoặc quay vào thì bạn nên làm cửa quay hai chiều (hoặc 1 chiều) để tiện cho việc đi lại. Còn đối với những nhà có mặt bằng hẹp thì bạn nên làm cửa kính cường lực treo trượt để tiết kiệm không gian.

Xem thêm: http://timvieclam.org/kinh-nghiem-cuoc-song.html

Xem thêm: Blog hay